Doanh nghiệp ngoại thâu tóm ngành vật liệu xây dựng

Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng, đặc biệt ở lĩnh vực sản xuất xi măng đã về tay khối doanh nghiệp nước ngoài thông qua những thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A).

Tình trạng này sẽ tiếp diễn nhiều hơn nữa trong thời gian tới nếu không có những quyết sách hợp lý.

Tấp nập mua bán

Thương vụ gần nhất diễn ra vào đầu tháng 3-2017 khi Công ty TNHH SCG Xi măng - vật liệu xây dựng (thành viên Tập đoàn SCG của Thái Lan) mua lại 100% vốn cổ phần, tương đương 156 triệu USD từ các cổ đông hiện tại của Công ty CP Vật liệu xây dựng Việt Nam (VCM) tại miền Trung. Theo đó, nếu tính cả phần phải trả nợ ròng cho VCM, cũng như các chi phí đầu tư cải tiến hiệu quả đối với tài sản mua lại này, tổng số tiền mà SCG đầu tư cho doanh nghiệp này lên đến 440 triệu USD.

Dây chuyền sản xuất của VCM có công suất 3,1 triệu tấn/năm. Sau khi thực hiện giao dịch này, tổng công suất xi măng của Tập đoàn SCG trong khối ASEAN (không bao gồm Thái Lan) tăng lên 10,5 triệu tấn, cùng với 23 triệu tấn ở Thái Lan. “Qua thương vụ này cho thấy, các doanh nghiệp Thái Lan đang dần lấn lướt trên thị trường vật liệu xây dựng tại Việt Nam thông qua những thương vụ M&A”, chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Minh Hải, Đại học Quốc gia TPHCM, đánh giá. Trước đó, Tập đoàn Siam City Cement (SCCC) cũng của Thái Lan cũng đã chi hàng trăm triệu USD để nắm giữ 65% phần vốn pháp định của Tập đoàn LafargeHolcim tại Công ty Holcim Việt Nam.

 

Doanh nghiệp ngoại thâu tóm ngành vật liệu xây dựng
Nhà máy xi măng Thăng Long. Ảnh: Thành Trí.

 

Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực xi măng, trước đây với thương vụ mua 85% cổ phần của nhà sản xuất vật liệu xây dựng trong nước - Công ty cổ phần Prime Group - với giá trị khoảng 240 triệu USD, đã đưa SCG trở thành đơn vị sản xuất gạch men lớn nhất thế giới vào năm 2012. Ba năm sau đó, SCG lên kế hoạch mua tiếp 15% cổ phần còn lại của Prime Group. Liên quan đến mảng vật liệu xây dựng, năm 2011, SCG cũng đã mua lại Công ty Sản xuất xi măng Bửu Long tại tỉnh Đồng Nai và đầu tư thêm 5,5 triệu USD để nâng công suất lên 200.000 tấn xi măng/năm.

Còn ở thị trường ống nhựa xây dựng, các công ty trực thuộc của SCG đã mua lại hơn 20% cổ phần của Công ty cổ phần nhựa Thiếu Niên Tiền Phong (NTP) và gần 17% cổ phần của Công ty cổ phần nhựa Bình Minh (BMP). Đại diện Tập đoàn SCG cho biết, đã đầu tư hàng trăm triệu USD vào Việt Nam với nhiều dự án khác nhau và đang tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư các dự án khác để nâng số tiền đầu tư lên đến 1 tỷ USD trong năm nay.

Tâm tư về nguyên nhân sáp nhập, đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp sản xuất trong nước cho biết, việc sáp nhập giúp doanh nghiệp tối ưu hóa sản xuất trong bối cảnh ngành xi măng nói riêng và vật liệu xây dựng Việt Nam nói chung đang trong tình trạng cung vượt cầu, khiến các nhà sản xuất gặp nhiều khó khăn. Do đó, sau sáp nhập sẽ giải quyết được những vấn đề cốt lõi được người tiêu dùng quan tâm như giá thành xây dựng rẻ. “Mặt khác, với ưu thế về vốn, thị trường, vị trí địa lý gần Việt Nam, các doanh nghiệp Thái Lan mua lại doanh nghiệp trong nước có lợi hơn nhiều so với đầu tư từ đầu do nhà máy đã và đang vận hành hiệu quả”, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vicem Lương Quang Khải thừa nhận.

Điều chỉnh lại quy hoạch

Theo Bộ Xây dựng, công suất thiết kế của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam tính đến cuối năm 2016 đã lên tới 88 triệu tấn/năm. Nếu tính các dự án đang đầu tư, dự kiến hoàn thành trong năm 2018, tổng công suất thiết kế toàn ngành vượt 100 triệu tấn/năm. Trong khi đó, tính cả đầu ra của xi măng trong nước khoảng 60 triệu tấn và xuất khẩu khoảng 15 triệu tấn, thị trường vẫn dư hơn 10 triệu tấn.

Đáng chú ý, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong ngành xi măng với những cái tên như Chinfon, Nghi Sơn, Thăng Long, Holcim… đang chiếm giữ khoảng 30% thị phần. Khối này có thị trường tiêu thụ vững chắc ở trong nước, đồng thời còn phát triển mạnh được kênh tiêu thụ thông qua xuất khẩu trở lại thị trường nội địa của họ. Từ đó, tạo ra sự cạnh tranh trong ngành xi măng ngày càng khốc liệt, đặc biệt với doanh nghiệp trong nước đang yếu về mọi mặt.

 

Công suất thiết kế của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam tính đến cuối năm 2016 đã lên tới 88 triệu tấn/năm.

 

Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, việc gánh nhiều thuế, phí, cộng với việc kinh doanh ngày càng khó trong điều kiện dư cung, khiến doanh nghiệp yếu đi. Đây chính là cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm ngành và tất yếu dẫn đến việc doanh nghiệp xi măng trong nước không thể tồn tại cạnh tranh và bắt buộc phải lựa chọn con đường rút lui. Tuy vậy, đây cũng là giải pháp chẳng đặng đừng nhằm giải quyết tình trạng “thoi thóp”, trước nguy cơ phá sản, trở thành gánh nặng cho nền kinh tế. Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam Nguyễn Quang Cung cho biết, dự báo tiêu thụ xi măng trong nước năm 2020 vào khoảng 82 triệu tấn, nghĩa là sẽ dư thừa 36 - 47 triệu tấn.

Còn theo dự báo trong quy hoạch với khả năng tiêu thụ trong nước năm 2020 là 93 triệu tấn, sẽ dư thừa khoảng 25 - 36 triệu tấn xi măng, thậm chí dư thừa ngay trong năm 2017. Do đó, để giải quyết bài toán nan giải hiện nay của ngành, trước mắt cần điều chỉnh lại quy hoạch ngành xi măng. Theo đó, một mặt khuyến khích áp dụng công nghệ mới, thay thế các dây chuyền cũ, lạc hậu; mặt khác không cho phép đầu tư tràn lan mà phải dựa trên cơ sở tính toán kỹ nhu cầu. Đối với các doanh nghiệp xi măng, cần có những giải pháp sản xuất và tiêu thụ hợp lý, tránh gây thêm áp lực cho tiêu thụ trong nước.

Về quản lý nhà nước, Bộ Xây dựng cần phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan thúc đẩy sử dụng các sản phẩm xi măng trong các chương trình công ích, như: làm đường bê tông xi măng, vật liệu xây không nung… nhằm gia tăng sức tiêu thụ trong nước, bảo đảm phát triển ổn định của ngành xi măng. Bên cạnh đó, nhằm giảm bớt áp lực cạnh tranh, cân đối cung - cầu, nhiều dự án xi măng cần được giãn, điều chỉnh đưa ra khỏi quy hoạch. Từ năm 2018, không đưa thêm dây chuyền xi măng vào hoạt động.


Lạc Phong
* Nguồn: Sài Gòn Giải Phóng

TIN LIÊN QUAN

MobiFone dẫn đầu các doanh nghiệp nộp thuế cao nhất

Bảng xếp hạng 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2017 được xây dựng khách quan, minh bạch dựa trên mức độ đóng góp thực tế của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước đối với sắc thuế thu nhập doanh nghiệp, thông

Tương lai nào cho ngành ô tô Việt Nam trong năm 2017?

2017 là năm nhiều khả năng sẽ chứng kiến một bước ngoặt lớn của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh gay gắt.

Ngành thực phẩm trong "cơn lũ" đầu tư ngoại

Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam luôn có sức hút nhất định, không chỉ với các quỹ đầu tư tài chính mà ngay cả các công ty nước ngoài trong cùng ngành.

2018: Các hãng sản xuất xe có rút khỏi Việt Nam như dự báo?

Thị trường ô tô trong nước đang tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay và chuẩn bị bước vào giai đoạn ô tô hóa (motorization), liệu các liên doanh lắp ráp ô tô có rút khỏi thị trường Việt Nam khi thuế nhập khẩu từ ASEAN giảm xuống 0% vào năm 2018

Công nghiệp hỗ trợ sẽ được “hưởng” ngân sách Nhà nước

Thông tư nêu rõ mức hỗ trợ tối đa 100% được áp dụng cho các khoản chi phí: Tổ chức đánh giá, xác nhận năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh

Doanh nghiệp Việt Nam đang thờ ơ với miếng bánh béo bở AEC

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2017 từ các đồng minh trong khối ASEAN là 28,02 tỷ USD, chiếm 13,3% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Tuy nhiên thực tế khá phũ phàng khi Việt Nam chỉ xuất khẩu sang

Áp lực kép cho ngành bao bì trong nước

Ngành hàng thực phẩm phát triển mạnh khiến lĩnh vực bao bì đóng gói luôn đạt mức tăng trưởng bình quân 15 - 20%/năm. Riêng bao bì nhựa đã đạt mức tăng trưởng 25%/năm.

Cách tính thuế và kê khai thuế khi kinh doanh trên mạng xã hội

Ngành Thuế đã bắt đầu thực hiện thu thuế đối với những cá nhân, doanh nghiệp có doanh thu bán hàng từ mạng xã hội (Facebook, Zalo...) trên 100 triệu đồng/năm. Để người dân và doanh...

THỦ THUẬT HAY

Cách kiểm tra chất lượng Smartphone cũ dành cho người mới

Việc mua điện thoại cũ đang là lựa chọn của nhiều người, vì điện thoại cũ qua sử dụng có giá rẻ hơn rất nhiều, có khi chỉ bằng một nửa so với mua mới.

5 ứng dụng Halloween giúp bạn có những bức ảnh ma rùng rợn

Halloween là một ngày lễ hội truyền thống được tổ chức vào đêm ngày cuối cùng của tháng 10. Bạn đã chuẩn bị gì để chào đón chưa? Hãy tải 5 ứng dụng Halloween sửa ảnh thường thành ảnh ma rùng rợn để khoe với bạn bè nhé.

Cách chặn JavaScript và quảng cáo của các trang web trên Chrome

Bạn là người thường xuyên lướt web? bạn thích đọc những trang web có nội dung tuyệt vời tuy nhiên nó lại có quá nhiều quảng cáo, chúng làm tăng tốc độ tải trang, làm bạn cảm thấy vô cùng khó chịu nhưng bạn lại không

Cách đổi mật khẩu, thay ảnh đại diện tài khoản Twitch dễ dàng

Do đó bạn có thể học được kinh nghiệm quý báu của họ và quan sát được tận mắt các tình huống trong quá trình chơi game và rút ra được những bài học quý giá cho mình.

Cách xóa bộ nhớ cache trên Kodi

Nếu bạn gặp các vấn đề về phát lại, add-on bị lag hay các sự cố bất thường khác trên Kodi thì có thể xóa bộ nhớ cache để khắc phục.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Trên tay camera 4K Insta360 One: quay tay để có hiệu ứng bullet time như phim Ma Trận, giá 7,5 triệu

Được trang bị bộ đôi camera 24MP với thiết kế đặt lệch, chống rung quang học, cảm biến con quay hồi chuyển và thuật toán xử lý thông minh, Insta360 One không chỉ giúp chúng ta chụp hoặc quay những khung cảnh 360 độ

Đánh giá Samsung Galaxy Z Fold 2: Chiếc smartphone màn hình gập đáng mua nhất hiện nay

Galaxy Z Fold 2 là một làn gió mới cho những ai yêu thích công nghệ và muốn sở hữu một thiết bị cao cấp. Công nhận Samsung làm rất tốt với Galaxy Z Fold 2, giúp máy thay thể được những dòng smartphone phổ thông. Nhưng

Đánh giá Medley 150 S ABS: An toàn, nhiều tiện ích

Mang thiết kế đậm chất châu Âu, Piaggio Medley 150 S ABS còn được bổ sung thêm tiện ích, công nghệ an toàn tiên tiến và khả năng vận hành ổn định.