“Cú huých trăm năm” đang tạo đà tăng trưởng kinh tế số

Ngày 08/5/2020, tại hội nghị giao ban của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu: “Chúng ta coi COVID-19 là cơ hội trăm năm cho chuyển đổi số quốc gia và cũng là cú huých trăm năm của chuyển đổi số”.
Từ đó, COVID-19 tiếp tục kéo dài sang năm 2021. Và hiện chưa có dự báo chắc chắn nào về thời điểm đại dịch sẽ chấm dứt.
Trong bối cảnh giãn cách xã hội kéo dài, nền kinh tế đã và đang chuyển dịch lên môi trường số một cách nhanh chóng hơn. “Cú huých trăm năm” mà Bộ trưởng Hùng nói tới có thể thấy ở sức tăng trưởng của lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông tiếp tục khả quan trong năm nay.


Tăng trưởng nhiều mặt


Báo cáo của Bộ TT-TT gửi đến Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, phục vụ thẩm tra kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 (chuẩn bị cho kỳ họp sắp tới) cho thấy những kết quả nổi bật của ngành qua những tháng đầu năm, cũng như xu hướng tiếp tục tăng trưởng nhiều mặt.
Về tổng quan, báo cáo cho biết, doanh thu toàn ngành năm nay ước đạt 3,431 triệu tỷ đồng, tăng 8,8% so với năm 2020; nộp ngân sách dự kiến đạt 116.000 tỷ đồng tăng 6,3% so với năm 2020.
Nếu như đại dịch COVID-19 khiến nhiều ngành hàng phải thu hẹp hoạt động, nhiều doanh nghiệp đóng cửa…, thì số doanh nghiệp ngành TT-TT đến hết quý 3 vẫn tăng 8,7% và số lao động tương ứng tăng 3,3% so với thời điểm cuối tháng 12/2020.
Xu hướng dịch chuyển lên môi trường số tiếp tục thể hiện rõ. Báo cáo dẫn thống kê một kết quả ở các sàn thương mại điện tử (TMĐT) của các doanh nghiệp bưu chính, các nền tảng truy xuất nguồn gốc trong 9 tháng đầu năm cho thấy: số hộ nông dân tham gia tăng tới 191%, số lượng mặt hàng nông sản tăng tới 268%.
Hay ở lĩnh vực cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đến tháng 8/2021, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trung bình trên cả nước đã đạt trên 43% (gấp tới 4 lần so với năm 2019, gấp 1,5 lần so với năm 2020).
Các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quy mô quốc gia đã được đẩy mạnh triển khai và phát huy hiệu quả. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được đưa vào khai thác chính thức. Hạ tầng kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia từng bước được hoàn thành, phát huy hiệu quả.
100% các bộ, địa phương đã có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ/tỉnh (LGSP), kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. Hàng ngày có khoảng 150.000 giao dịch thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.
Chỉ số An toàn, An ninh mạng toàn cầu của Việt Nam vươn lên vị trí thứ 25 trong 194 quốc gia (tăng 25 bậc so với năm 2020) theo đánh giá từ Liên Hợp Quốc.
Chi tiết từng lĩnh vực cho thấy Công nghiệp công nghệ thông tin - ICT vẫn tăng trưởng ấn tượng với dự kiến doanh thu năm 2021 là 150 tỷ USD, tiếp tục tăng trưởng mạnh so với con số khoảng 120 tỷ USD đạt được trong năm 2020.
Theo báo cáo của Bộ, trong 8 tháng đầu năm 2021, tổng doanh thu công nghiệp ICT đạt 1,992 triệu tỷ đồng (tương đương với khoảng 86,1 tỷ USD), tăng trưởng khoảng 15,7% so với cùng kỳ năm 2020 (8 tháng 2020 doanh thu công nghiệp ICT chỉ tăng trưởng 6,8% so với cùng kỳ năm 2019).
Điều này dự báo trong năm 2021 có thể đạt được mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành gấp 2-3 lần tốc độ tăng trưởng của GDP Việt Nam. Tuy nhiên, trong quý 2 vừa rồi đã có sự sụt giảm về doanh thu 14% so với quý 1 - báo cáo nêu.


“Phải chuyển đối số nhanh hơn”


Nêu kế hoạch phát triển ngành năm 2022, lãnh đạo Bộ TT-TT nhận định đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn ra ngày càng phức tạp đặt ra yêu cầu bắt buộc phải thực hiện chuyển đổi số nhanh hơn.
Trong bối cảnh giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc gần, xã hội đã và đang chuyển dịch lên môi trường số một cách nhanh chóng và tiếp tục duy trì thói quen này. COVID-19 được coi là “cú huých trăm năm” cho chuyển đổi số. Trong bối cảnh đó, cần nhanh chóng triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, kèm theo một kế hoạch hành động tổng thể để tổ chức triển khai ngay.
Ngoài ra, Việt Nam với thị trường có hơn 96 triệu dân, dân số trẻ, tốc độ phát triển Internet cao, đây là cơ hội cho phát triển ngành dịch vụ CNTT&TT.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đối mặt một số khó khăn lớn như: Các lĩnh vực cải cách về thể chế, hạ tầng, nhân lực dù đã được cải thiện, song vẫn còn nhiều yếu kém; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; sức cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế; dư địa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế không còn nhiều.
Cùng đó, báo cáo của Bộ nhìn nhận, nền kinh tế Việt Nam có nguy cơ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” và tụt hậu trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ. Và trong thời kỳ chiến lược 10 năm tới, Việt Nam còn phải đối mặt một loạt thách thức về môi trường, an ninh, đối ngoại... ngày càng gay gắt.
Báo cáo cũng dự kiến một số chỉ tiêu năm 2022 như doanh thu bưu chính đạt 45.000 tỷ đồng, doanh thu viễn thông 142.000 tỷ đồng, có 78.500 doanh nghiệp công nghệ số, tỷ trọng kinh tế số/GDP là 11,5%...
Theo mục tiêu đề ra tại dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được công bố hồi tháng 8/2021, Việt Nam dự kiến mục tiêu đến năm 2025 có tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP.

TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: “Năm 2021 đẩy toàn đất nước vào chuyển đổi số”

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, đại dịch COVID-19 là khủng hoảng toàn cầu, khủng hoảng trăm năm một lần, nhưng cũng cho chúng ta những bài học và cơ hội trăm năm.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: “Với chuyển đổi số, 1 tháng COVID có thể bằng cả chục năm”

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định COVID-19 là cơ hội, cần thích ứng nhanh, kịp thời thay đổi mô hình kinh doanh để vượt lên với sức sống mạnh mẽ.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Hậu COVID-19 sẽ là phát triển xanh và phát triển số

Theo Bộ trưởng Bộ TT-TT, thế giới hậu COVID-19 sẽ là thế giới phát triển xanh và phát triển số, vì tiêu tốn ít tài nguyên vật chất nhất.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Việt Nam mạnh nhất khi phát huy được sức mạnh toàn dân

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng cần công bố các bài toán chuyển đổi số, cả ở tầm quốc gia, bộ ngành và các địa phương để phát huy được sức mạnh toàn dân.

Bắc Kinh xây dựng 6000 trạm 5G trong năm nay

Bắc Kinh xây dựng 6000 trạm 5G trong năm nay Trung Quốc đặt mục tiêu phát triển mạng 5G mạnh mẽ trong tương lai. Sự phát triển và tiến bộ của công nghệ 5G ở Trung Quốc đang diễn ra khá nhanh chóng. Theo nhiều báo cáo từ quốc gia tỷ dân, chính quyền

Sẵn sàng đón ‘đại bàng’ FDI

Sẵn sàng đón ‘đại bàng’ FDI Việt Nam đang đứng trước cơ hội đón nhận dòng vốn quốc tế khổng lồ dịch chuyển, đó là nhận định của không ít tổ chức quốc tế, giới đầu tư và các chuyên gia kinh tế trong thời gian qua. Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình

Viettel không còn là nhà mạng viễn thông

Phát biểu khai mạc Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam năm 2013 (Vietnam ICT Summit 2013) diễn ra sáng nay, 20/6/2013 ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel cho biết, nghề chính của 'ông viễn thông' là cung cấp dịch vụ alo (dịch vụ thoại),

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: “Không có rủi ro bằng không”

“Muốn an toàn thì cũng phải chấp nhận rủi ro. Không có rủi ro bằng không. Chỉ có quản lý rủi ro để rủi ro ở mức chấp nhận được”.

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn đăng xuất tài khoản Zalo từ xa

Bạn cho người khác mượn máy tính mà quên chưa đăng xuất Zalo? Bạn nghi ngờ tài khoản Zalo của mình đang bị đăng nhập trên thiết bị khác. Phải làm sao đây khi có rất nhiều tin nhắn riêng tư, không muốn chia sẻ với người

iPhone của bạn vừa mượt vừa tiết kiệm 3G hơn chỉ với một thao tác sau

Background App Refresh hay còn gọi là Làm mới ứng dụng nền là tính năng được rất nhiều chuyên gia khuyên bạn tắt đi khi sử dụng iPhone để tiết...

Đem ứng dụng camera của Pixel 2 lên các máy Android khác

Mình có cài và dùng thử, kết quả vô cùng ấn tượng với khả năng bóc tách hiệu quả như trên Pixel 2. Đối với chế độ chụp tự động, ứng dụng camera này cho ra ảnh mang tính chất đặc trưng trên Pixel 2 với ton màu ấm và độ

12 ứng dụng được giảm giá nhân dịp "Tuần lễ giảm giá đặc biệt" từ Google Play

Nhân dịp Tuần lễ giảm giá đặc biệt, TCN xin chia sẻ với các bạn danh sách một số ứng dụng đang được 'Sale Off' từ cửa hàng ứng dụng Google Play.

Cách tắt tính năng tự động phát Video kế tiếp trên YouTube

Mới đây YouTube vừa bổ sung thêm tính năng tự động phát video liên quan ngay sau khi xem hết đoạn video trước đó, nhằm giúp người dùng trải nghiệm và tương tác tốt hơn với các video. Tính năng này hiện được áp dụng cho

ĐÁNH GIÁ NHANH

Nokia 6 (2018) có những cải tiến gì so với Nokia 6 (2017)?

Nokia 6 2018 tiếp tục sở hữu phong cách thiết kế như người tiền nhiệm với kích thước không đổi.

Đánh giá hiệu năng Meizu M5: Game nặng vẫn cân được

Mang trong mình vi xử lý mới nhất trong phân khúc giá rẻ của MediaTek. Vậy hiệu năng của Meizu M5 có xứng đáng với kì vọng? Hãy cùng FPTShop thử nghiệm

Đánh giá pin di dộng Anker PowerCore+ 26800 PD: hơn 4 tiếng để sạc đầy

Thử nghiệm cho thấy dung lượng thật của pin đạt khoảng 60% so với công bố nhưng vẫn có thể còn chênh lệch trong quá trình sử dụng thực tế.